• slider

Bí kíp học tiếng Đức A1 và luyện thi A1 (Phần 1)

Bài viết là các chia sẻ về kinh nghiệm học tiếng Đức A1 và luyện thi A1 của bản thân mình, hy vọng bài viết sẽ đem lại những kiến thức có ích cho các bạn.

Bí kíp học tiếng Đức A1 và luyện thi A1 (Phần 1)

Hôm nay mình xin chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Đức A1 và cách luyện thi A1 như thế nào để đạt kết quả cao nhất. Dưới đây là các chia sẻ của mình, bao gồm tất cả những đúc kết trong quá trình học tập cũng như rèn luyện tiếng Đức của bản thân mình cũng như kinh nghiệm 4 đã đi dạy tiếng Đức mà mình tự đút kết được.

Trước tiên mình xin nói xơ qua về các trình độ cơ bản trong tiếng Đức, chắc là các bạn cũng đã biết và hình dung ra được, bao gồm có 6 mức độ tương ứng: A1, A2, B1, B3, C1, C2. Trong đó thì A1 là cấp độ cơ bản nhất và C2 là cao nhất.

Tùy theo từng đối tượng và mục đích khác nhau sẽ có các mong muốn và nguyện vọng tương ứng với các cấp độ khác nhau trong tiếng Đức. Tuy vậy trong phạm vi bài này, mình chỉ chia sẻ cho các bạn kinh nghiệm học và ôn thi tiếng Đức A1 thôi nhé dành cho các bạn mới bắt đầu học tiếng Đức.

Phải khẳng định với các bạn một điều rằng, khi thi tiếng Đức A1 không hề khó chút nào cả. Việt bắt đầu học một ngoại ngữ mới nhất là với tiếng Đức ban đầu sẽ làm các bạn lo lắng.

Vì khi mới tiếp xúc và học tiếng Đức, các bạn sẽ thất khá bỡ ngỡ khi tiếng Đức hơi khác so với tiếng Anh, như có các mạo từ: die, das, der, hoặc là cách 1,2,3,4 sau đó còn phải chia đuôi các tính từ,.... Nhưng các bạn có thể yên tâm, nhất là các bạn học tốt tiếng Anh thì điều này lại càng đơn giản. Không nói nhiều nữa chúng ta cũng nhau đi thẳng vào vấn đề chính nhé!!!

1. Tập trung học phát âm trong giai đoạn đầu.

Học tiếng Đức
Bí kiếp học tiếng Đức A1.

>>Xem thêm: http://tiengduc.edu.vn/details/meo-nho-giup-cai-thien-ky-nang-nghe-khi-hoc-tieng-duc.html

Trước tiên, mình muốn nhấn mạnh với các bạn rằng, tiếng Đức nói như thế nào thì viết như thế ấy, giống hệt với tiếng Việt ta. Do vậy các bạn phải hết sức chú trọng đến việc phát âm chuẩn của bản thân mình nhé.

Mình có quen với một số bạn, mà ngay cả mình cũng vậy thôi, khi học xong A1 rồi, sau khi ôn toàn ngữ pháp và luyện nói các kiểu ra xong mới ngã ngữa ra vì phát âm sai loạn hết cả lên. Nghe người ta nói mà chả hiểu gì cả.

Lúc mới đầu học mình chả chú trọng lắm tới phát âm, cứ nghĩ thầm học mấy âm: ai, ei, ay, ey đọc đúng như tên viết là xong. Cứ học qua loa đại khái, sau này khi để ý kĩ hơn mình mới nhận thất đúng thật. Giọng mình phát âm nó cứ buồn cười như thế nào ấy.

Sau này mình mới nhận ra mình quên mất những điều quan trọng khi học tiếng Đức, và để Đức hóa nhất thì khi nói bất cứ một từ ngữ nào tiếng Đức, các bạn tuyệt đối không được nuốt bất cứ một âm nào nhé. Bạn phải phát âm hết ra.

Rồi chuyển sang một số âm khó trong tiếng Đức như ch chẳng hạn, nó không giống hoàn toàn với ch của tiếng Việt ta đâu nhé. Luyện được một lúc, để ý một chút là hoàn toàn kiểm soát được nó. Hãy thử đi, các bạn sẽ thấy nó đơn giản và hiệu quả như thế nào.

Thêm một xíu ngữ điệu vào câu nữa thì các bạn đã làm rất tốt rồi đấy. Nhưng lưu ý một điều nữa là các bạn phải thật nghiệm khắc khi phát âm ra một từ nào đó, khi bạn phát âm đúng là các bạn nói đúng và đồng nghĩa với việc nghe đúng và viết đúng sau này.

Một khi các bạn đã phát âm sai thì khi người khác nói ra từ đó với ý đúng thì các bạn cũng không thể hiểu hết được ý của họ đang nói gì. Nên hệ quả là sẽ dẫn đến việc bạn nghe mà không hiểu hết được.

Học tiếng Đức
Tập trung là một yếu tố cần thiết khi bạn học tiếng Đức.

>>Xem thêm: http://tiengduc.edu.vn/details/4-bi-quyet-phat-am-chuan-khi-hoc-tieng-duc.html

2. Đặt câu với các từ mới.

Đối với các từ mới học thì chúng ta đừng học mỗi từ ý. Như là danh từ trong tiếng Đức thì phải luôn luôn viết hoa, và trước nó có giống, mà tiếng Việt ta hay gọi là giống đực (der), giống cái (die) giống trung (das).

Khi các bạn học một danh từ thì phải học giống của nó, rồi nhớ học luôn cả số nhiều nữa, đừng học là: Tisch là giống đực, mà chúng ta nên học là: der Tisch. Và khi học cố gắng phát âm ra từ đó luôn cho quen tai, quen miệng chứ đừng viết từ mới ra nhân 3 lần hau 5 lần giống cách học hồi xưa các thầy cô hay dạy tiếng Anh làm gì.

Khi nhìn vào cái bàn thì nghĩ ngay là "der Tisch" chứ đừng có nghĩ là: "cái bàn là der Tisch". Mình đang muốn nói với các bạn ở đây là về việc hình thành phản xạ khi học tiếng Đức. Khi bạn học bất cứ một từ mới nào, các bạn hãy nhớ đặt câu với từ mới đó, nó sẽ giúp cho các bạn nhớ và hiểu văn cảnh khi sử dụng từ đó.

Trung tâm học tiếng Đức